Tìm kiếm sản phẩm: Tìm nâng cao
Phí vận chuyển Tỷ giá
 
Hãng vận chuyển
Nặng khoảng
gram
Khoảng cách
Từ
Đến
Nhập vào đầy đủ các thông tin yêu cầu và bấm vào "Tính phí" để xem giá thành vận chuyển
Giá:
0

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 12.713.658
Số người đang xem:  38

Chuyên gia: kinh tế 2016 phục hồi chậm, SME tiếp tục khó khăn

Đăng ngày: 13/11/2015 09:59
Chuyên gia: kinh tế 2016 phục hồi chậm, SME tiếp tục khó khăn
(TBKTSG Online) – Kinh tế Việt Nam trong năm 2016 sẽ tiếp tục phục hồi nhưng chậm và không vững chắc nếu có tác động tiêu cực từ bên ngoài; và doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam vẫn tiếp tục gặp khó khăn, theo ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương.

Tại hội thảo “Kinh tế Việt Nam – Triển vọng 2016” do Câu lạc bộ CEO tổ chức hôm 11-11 tại TPHCM, ông Cung cho biết trong năm 2016 nền kinh tế thế giới có phục hồi, nhưng không đồng đều. Trung Quốc vẫn phải khắc phục những vấn đề cơ cấu nội tại, điều chỉnh sang trạng thái bình thường mới.

Trong năm tới, nền kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục phục hồi chậm chạp và không vững chắc. Kinh tế vĩ mô ổn định nhưng phụ thuộc nhiều từ bên ngoài, nên khả năng sự ổn định kinh tế bị lung lay là rất lớn, đặc biệt liên quan đến ngân sách và nợ công. Tuy nhiên, nhìn chung, trong năm tới, giá cả hàng hoá thế giới vẫn thấp, do đó vẫn đem lại lợi ích cho nền kinh tế Việt Nam vốn đang phụ thuộc nhiều vào yếu tố này, ông Cung cho biết.

Theo ông Cung, trong năm tới, doanh nghiệp Việt Nam sẽ tiếp tục gặp khó khăn do chi phí hoạt động vẫn lớn, khả năng tiếp cận vốn thấp. Trong đó, lãi suất cho vay tiếp tục đứng ở mức cao so với sức chịu đựng và sức khoẻ của doanh nghiệp. Ngoài ra, nhu cầu chi ngân sách tăng nên nhà nước sẽ tăng thu bằng cách thu thêm những khoản mà trước đây nhà nước chưa thu.

Giải thích về những nhận định trên, theo ông Cung, hiện ở Việt Nam đang tồn tại một nghịch lý. Đó là giá cả hàng hoá giảm, nhưng lãi suất giảm không đáng kể, và vẫn còn cao nhiều so với lạm phát. Nguyên nhân, theo ông Cung, là nợ xấu vẫn còn lớn. Mặc dù NHNN nói đã xử lý nợ xấu còn dưới 3%, nhưng nợ xấu vẫn còn nằm đâu đó trong nền kinh tế chứ chưa thoát ra được, và vẫn có người gánh chịu chi phí này – đó là người vay tiền và ngân hàng.

Ngoài ra, ngân sách nhà nước cũng đang có vấn đề đáng lo ngại. Đó là tốc độ tăng thu ngân sách đang thấp hơn tốc độ chi, đặc biệt chi thường xuyên. Tốc độ tăng chi đầu tư từ ngân sách thấp hơn tốc độ tăng chi thường xuyên. Theo đó, thâm hụt ngân sách gia tăng, nợ công cũng tăng nhanh chóng trong mấy năm nay. Và, theo ông Cung, điều đáng lo ngại là hiện vẫn chưa nhìn thấy điểm dừng của việc này.

Do đó, ông Cung cho rằng Chính phủ nên có những cải cách, như cải cách thủ tục hành chính và thay đổi thể chế mạnh mẽ hơn nữa để giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ có niềm tin để đầu tư dài hạn. Khi ấy, doanh nghiệp mới nghĩ đến cải tiến công nghệ, nguồn nhân lực để nâng cao năng lực cạnh tranh. Nếu không, những cơ hội đến từ các hiệp định thương mại tự do, trong đó có Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình (TPP), sẽ không thuộc về doanh nghiệp nội địa mà là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

Tại hội thảo, bà Nguyễn Thị Hồng, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), cho biết trong thời gian qua, NHNN thực hiện chính sách tín dụng tập trung cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. NHNN đã áp trần lãi suất cho vay đối với năm lĩnh vực ưu tiên, trong đó có doanh nghiệp vừa và nhỏ, với lãi suất thấp hơn 2 điểm phần trăm so với lãi suất cho vay thông thường. NHNN cũng có những quy định liên quan đến bảo lãnh tín dụng cho SME vay vốn ngân hàng.

Tuy nhiên, theo bà Hồng, quan hệ tín dụng là quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng doanh nghiệp, nên doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện vay, bên cạnh việc các bộ ngành cũng cần có giải pháp để hỗ trợ cho doanh nghiệp vay vốn.

Bản thân doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng phải có những thay đổi để cải cách quản trị điều hành doanh nghiệp. Trong vay vốn ngân hàng, chứng minh khả năng trả nợ là quan trọng, nên doanh nghiệp phải chứng minh dòng tiền, phương án khả thi. Trong khi đó, tại Việt Nam, doanh nghiệp vừa và nhỏ hạn chế về tình hình tài chính, khả năng quản trị, bà Hồng nói.

T.Thu
Theo TBKTSG Online

| Chia sẻ |
THẢO LUẬN  
Chưa có thảo luận nào
Ý KIẾN CỦA BẠN  
  Hãy đăng nhập để thảo luận

Tin cùng loại cũ hơn