Tìm kiếm sản phẩm: Tìm nâng cao
Phí vận chuyển Tỷ giá
 
Hãng vận chuyển
Nặng khoảng
gram
Khoảng cách
Từ
Đến
Nhập vào đầy đủ các thông tin yêu cầu và bấm vào "Tính phí" để xem giá thành vận chuyển
Giá:
0

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 12.713.517
Số người đang xem:  26

TP. Hồ Chí Minh: Điểm đến của các tập đoàn công nghệ Mỹ

Đăng ngày: 11/08/2015 06:12
TP. Hồ Chí Minh: Điểm đến của các tập đoàn công nghệ Mỹ
Trong định hướng phát triển đến năm 2020, TP.HCM đặt mục tiêu trở thành trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, công nghệ của cả nước lẫn khu vực Đông Nam Á.

Hiện Thành phố đang là điểm đến của nhiều tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới như Samsung (Hàn Quốc), Bosch (Đức), Intel, Jabil (Mỹ)...

Đáng chú ý là các tập đoàn công nghệ của Mỹ, sau khi khảo sát các thị trường trong khu vực đã chọn TP.HCM là nơi đặt nhà máy, trung tâm kiểm định sản phẩm.

Vừa qua, trong chuyến thăm và làm việc tại Mỹ, đoàn đại biểu TP.HCM do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải dẫn đầu đã ký kết hợp tác với nhiều tập đoàn công nghệ ở Thung lũng Silicon.

Cụ thể là đã ký kết với Tập đoàn Jabil, nhà sản xuất và cung cấp dịch vụ điện tử đứng thứ ba trên thế giới (hiện có 90 nhà máy ở nhiều quốc gia, đã đầu tư nhà máy sản xuất máy quét thẻ từ, bộ thu phát tín hiệu, bo mạch điện tử... tại Khu công nghệ cao TP.HCM (SHTP) từ năm 2007 về việc tăng thêm 500 triệu USD cho khoản đầu tư của Tập đoàn tại TP.HCM. Theo kế hoạch, nhà máy sản xuất của Jabil tại SHTP sẽ được mở rộng lên 10ha (hiện nay là 5ha).

Bên cạnh Jabil, lãnh đạo Thành phố cũng đã làm việc với Tập đoàn Intel. Tổng giám đốc Tập đoàn Intel, ông Brian Krzanich thể hiện cam kết đầu tư lâu dài và góp phần vào việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho TP.HCM. Intel đề nghị TP.HCM nên đầu tư vào chuỗi cung ứng nội địa nhằm phát triển công nghiệp công nghệ cao.

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải khẳng định TP.HCM luôn quan tâm cải cách thủ tục hành chính nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư. TP.HCM luôn sẵn sàng xem xét, đáp ứng các yêu cầu của doanh nghiệp nói chung và Tập đoàn Intel nói riêng để tăng vốn, mở rộng đầu tư trên địa bàn Thành phố.

Cũng trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc này, lãnh đạo TP.HCM đã cùng Tập đoàn Intel ký bản ghi nhớ về việc tăng cường hợp tác, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Nếu xét về thu hút vốn đầu tư từ Mỹ, tuy Bà Rịa - Vũng Tàu đang là địa phương dẫn đầu về giá trị vốn nhưng thực tế, dự án có vốn đăng ký hơn 1 tỷ USD của Tập đoàn Intel (nhà máy sản xuất chipset) vào TP.HCM mới được xem là bước ngoặt đánh dấu sự xuất hiện của các tập đoàn lớn của Mỹ tại Việt Nam và đây cũng là lần đầu tiên, Việt Nam được ghi tên trên bản đồ công nghệ của thế giới.

Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sau 20 năm bình thường hóa quan hệ, Mỹ hiện là một trong những đối tác kinh tế lớn của Việt Nam.

Lũy kế vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Mỹ từ năm 1988 đến nay đạt trên 11,1 tỷ USD, đứng thứ 7 trong danh sách nhà đầu tư lớn. Trong đó, nếu xét về số lượng dự án, TP.HCM đang dẫn đầu về thu hút dự án từ các nhà đầu tư Mỹ.

Do đó, chuyến đi lần này của đoàn đại biểu cấp cao TP.HCM đã thể hiện thông điệp Thành phố luôn đồng hành và tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tư Mỹ triển khai dự án, kinh doanh tại đây.

| Chia sẻ |
THẢO LUẬN  
Chưa có thảo luận nào
Ý KIẾN CỦA BẠN  
  Hãy đăng nhập để thảo luận

Tin cùng loại cũ hơn