Tìm kiếm sản phẩm: Tìm nâng cao
Phí vận chuyển Tỷ giá
 
Hãng vận chuyển
Nặng khoảng
gram
Khoảng cách
Từ
Đến
Nhập vào đầy đủ các thông tin yêu cầu và bấm vào "Tính phí" để xem giá thành vận chuyển
Giá:
0

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 12.713.343
Số người đang xem:  13

‘Cò’ khởi nghiệp - Khái niệm cần có tại Việt Nam

Đăng ngày: 28/05/2019 14:10
‘Cò’ khởi nghiệp - Khái niệm cần có tại Việt Nam
Trong Diễn đàn Kinh tế Tư nhân Việt Nam (ViEF) hôm 2/5 vừa qua, nhiều chuyên gia nhận định rằng Việt Nam cần có các đơn vị trung gian hỗ trợ, môi giới khởi nghiệp tương tự lĩnh vực Bất động sản.

Diễn đàn Kinh tế Tư nhân Việt Nam (ViEF)

Mở đầu phiên tọa đàm, PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho biết: Thời gian qua, số lượng và chất lượng các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ngày càng tăng, cả nước có hàng nghìn doanh nghiệp khởi nghiệp, gần 70 khu không gian làm việc chung, 50 cơ sở ươm tạo và tổ chức thúc đẩy kinh doanh, hình thành thêm nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm của các tập đoàn lớn trong nước. Chất lượng và số lượng đơn vị đầu tư các startup có xu hướng tăng mạnh trong năm 2018 với tổng số vốn đầu tư 889 triệu USD, tăng ba lần so với năm 2017.

1. Nên có "Cò khởi nghiệp", Bất động sản và Chứng khoán hút được nhiều tiền bởi họ có "Cò đất", "Cò chứng khoán"...

Ông Phạm Anh Tuấn - Bất động sản Tuấn 123

"Vì sao Bất động sản và Chứng khoán có nhiều tiền đổ vào? Vì họ có "Cò bất động sản" và "Cò chứng khoán". Những người sáng tạo, có ý tưởng, ít có người có khả năng bán hàng được. Một số ít có khả năng bán hàng được đã thành công, còn lại thì phần đa thất bại" - ông Phạm Anh Tuấn (Quảng Ngãi), CEO Bất động sản Tuấn 123 với hơn 4000 nhân sự, đưa ra ý kiến. Theo ông, tương tự như lĩnh vực bất động sản, nhà nước nên có khái niệm môi giới khởi nghiệp, nhiều người có ý tưởng tốt nhưng lại thiếu kỹ năng bán hàng vì thế cần phải có người trung gian hỗ trợ, thu hút nguồn vốn đầu tư.

Đồng quan điểm, ông Trần Trí Dũng, chuyên gia chương trình khởi nghiệp Thuỵ Sỹ cho rằng cần thúc đẩy các đơn vị trung gian. Việt Nam đã có các vườn ươm, chương trình tăng tốc, chương trình hỗ trợ khởi nghiệp trong các trường đại học. Nhưng thực tế năng lực của các tổ chức này còn nhiều mặt cần bồi dưỡng.

2. Vốn - Vấn đề lớn với startup Việt

Ông Trần Ngọc Thái Sơn - CEO Tiki

Ông Trần Ngọc Thái Sơn - Founder Tiki cho hay: khởi nghiệp cũng giống như khởi nghĩa, cần chuẩn bị đạn dược, đó là vốn. Các công ty khởi nghiệp ngày càng giỏi lên, tuy nhiên có vấn đề lớn là nguồn vốn vẫn là khó khăn trong cả thập kỷ qua. Nhà đầu tư luôn đặt câu hỏi về lợi nhuận, làm sao thoái vốn thành công, nhất là với một thị trường mà công ty lên sàn rất khó khăn như Việt Nam. Các sàn chứng khoán của Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ hay Trung Quốc cho phép các công ty niêm yết mà không cần có lãi, chỉ cần có tăng trưởng. Việt Nam luôn là thị trường hấp dẫn nhưng quy mô chưa đủ lớn, đạt mức hàng nghìn tỷ USD như một số thị trường Đông Nam Á hiện nay.

“Để khơi thông nguồn vốn, thu hút tinh thần khởi nghiệp, nâng cao nhận thức và đảm bảo nhiệt huyết, nền kinh tế tư nhân phải hợp tác với chính phủ” - ông Jerry Lim - CEO Grab Việt Nam, một trong những biểu tượng startup thành công nhất ở Đông Nam Á. Theo ông Jerry Lim, chính phủ cần có những chính sách hỗ trợ, khuyến khích cho các công ty khởi nghiệp để tạo ra sân chơi bình đẳng, đóng vai trò điều tiết. Các công ty và cơ quan chính phủ cần hợp tác chặt chẽ, chọn lọc thông tin hữu ích và xác định đâu là yếu tố thành công.

3. Chính phủ cần hỗ trợ bảo hộ ý tưởng sáng tạo cho doanh nghiệp

Gần cuối hội thảo, bà Phi Thị Ngọc Anh, giám đốc một hệ thống phân phối đưa ra kiến nghị: chính phủ nên có một cổng thông tin chung, khi doanh nghiệp có ý tưởng sáng tạo mới có thể có thể đăng ký ngay để bảo hộ ý tưởng, người mua hàng trong và ngoài nước biết đến sản phẩm đó, liên kết tới các thị trường khác, không xảy ra tình trạng bị đánh cắp thương hiệu. Thông qua cổng thông tin này, các ngân hàng có thể hỗ trợ cho doanh nghiệp một cách dễ dàng hơn khi đã có các xác thực được kiểm chứng.

Theo vnexpress.net
| Chia sẻ |
THẢO LUẬN  
Chưa có thảo luận nào
Ý KIẾN CỦA BẠN  
  Hãy đăng nhập để thảo luận

Tin cùng loại cũ hơn